QUAN TRẮC BỤI PM10

QUAN TRẮC BỤI PM10

Ngày 25 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) 05:2013/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh”, Quy chuẩn này thay thế QCVN 05:2009/BTNMT.

Nội dung mới của QCVN 05:2013/BTNMT so với QCVN 05:2009/BTNMT là bổ sung qui định giá trị giới hạn cho thông số bụi PM10 và bụi PM2,5. Trong đó:

– Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm.

– Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.

QCVN 05:2013/BTNMT đồng thời qui định về phương pháp quan trắc bụi PM10 và bụi PM2,5 theo Australia/Newzelan Standard (AS/ZNS), cụ thể như sau:

– AS/NZS 3580.9.6:2003 (Methods for sampling and analysis of ambient air – Determination of suspended particulate matter – PM10 high volume sampler with size-selective inlet -Gravimetric method) – Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh – Xác định bụi PM10;

– AS/NZS 3580.9.7:2009 (Methods for sampling and analysis of ambient air – Determination of suspended particulate matter – Dichotomous sampler (PM10, coarse PM and PM2,5) -Gravimetric method) – Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh – Xác định bụi – Phương pháp trọng lượng lấy mẫu chia đôi (PM10, bụi thô và PM2,5).

Do đó, nhằm chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn hướng dẫn quan trắc mẫu bụi PM-10 tới các đơn vị trong toàn mạng lưới. Trung tâm Quan trắc môi trường-Tổng cục Môi trường đã cập nhật tiêu chuẩn trên. Nội dung chính về phương pháp quan trắc bụi PM10 như sau:

1. Thiết bị lấy mẫu bụi (hình 1)

Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn

Hình 1: Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn

Đầu vào chọn lọc kích cỡ hạt PM10: Bao gồm các hạt có đường kính khí động học (EAD) ≤ 10 µm  ± 0,5 µm.(hình 2)

2. Yêu cầu chung

2.1 Giấy lọc bụi:

Kích thước: 200 mm x 250 mm

Chủng loại giấy: Giấy lọc bụi Thạch anh, thủy tinh hoặc PTFE tráng thủy tinh

Chuẩn bị giấy lọc: Giấy lọc được sấy tại nhiệt độ 60oC trong thời gian 4h, để ổn định trong 24 h trong bình hút ẩm và được cân trong môi trường nhiệt độ 15-30oC ± 3oC và độ ẩm 20 -50% ± 5%.

2.2 Cân phân tích: với độ chính xác±0,1 mg

2.3 Tốc độ hút mẫu: Vận tốc hút lý tưởng bằng 1,13 m3/p ± 10%

2.4 Thời gian lấy mẫu: 24h

3. Lấy mẫu

Yêu cầu chung

Mẫu không khí được lấy ở độ cao 1,5 – 3 m cách mặt đất

Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số lượng điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể;

4. Tính kết quả

Xác định thể tích không khí đi qua cái lọc

Thể tích không khí đi qua cái lọc, lít, được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

t – thời gian lấy mẫu, phút;

N – số lần đọc giá trị lưu lượng L;

Li – giá trị lưu lượng ở thời điểm i, lít/ phút.

Thể tích không khí (VO), lít, qua cái lọc được quy về điều kiện tiêu chuẩn (P = 102 kPa, T = 298K) được tính theo công thức sau:

V – thể tích không khí đi qua cái lọc;

P – áp suất trung bình của không khí tại nơi lấy mẫu, kPa;

T – nhiệt độ trung bình của không khí trong thời gian lấy mẫu, OC.

Xác định hàm lượng bụi PM10 trong không khí

Hàm lượng bụi trung bình một ngày đêm (C24h), mg/m3 của không khí được tính bằng công thức sau:

m1 – khối lượng ban đầu của cái lọc;

m2 – khối lượng của cái lọc sau khi lọc mẫu;

b – giá trị trung bình cộng của hiệu khối lượng của những cái lọc đối chứng được cân cùng thời điểm với cái lọc lấy mẫu, mg;

   
         

Tài liệu đính kèm: xem tại đây

Vũ Anh-Văn Lợi- Phòng QTMT

Nguồn: http://cem.gov.vn

Leave a Reply

02873000375