ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC THẢI CAO SU
Cao su thuộc dạng anken, có cấu trúc cao phân tử với một lượng lớn các nối đôi. Phân tử cơ bản là isoprene polymer, thành phần chủ yếu là cao su và nước,…
Bảng thành phần hóa học của mủ cao su:
Thành phần | Phần trăm (%) |
Cao su | 35 – 40 |
Protein | 2 |
Quebrachilol | 1 |
Xà phòng, Acid béo | 1 |
Chất vô cơ | 0.5 |
Nước | 50 – 60 |
(Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2002)
Để chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì phải thải ra môi trường khoảng 18 m3 nước thải. Phần lớn nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước (chiếm 70%). Đặc tính ô nhiễm trong xử lý nước thải cao su được thể hiện trong bảng sau:
Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su:
STT | Thành phần | Đơn vị | Công đoạn | Cống chung | ||
Sản xuất mủ cốm | Sản xuất mủ ly tâm | |||||
Đánh đông | Cán cắt cốm | |||||
1 | pH | – | 4.7 – 5.49 | 5.27 – 5.59 | 4.5 – 4.81 | 5.9 – 7.5 |
2 | COD | mg O2/l | 4358 – 13127 | 1986 – 5793 | 3560 – 28450 | 3790 – 13000 |
3 | BOD5 | mg O2/l | 3859 – 9780 | 1529 – 4880 | 1890 – 17500 | 3200 – 8960 |
4 | TSS | mg/l | 360 – 5700 | 249 – 1070 | 130 – 1200 | 286 – 1260 |
5 | N – NH3 | mg/l | 649 – 890 | 152 – 214 | 123 – 158 | 138 – 320 |
(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)
Đặc điểm của nước thải cao su như sau:
Nước thải cao su thường có pH thấp, trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như dạng huyền phù phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, trong quá trình rửa bồn chứa, nước tách từ mủ ly tâm,… thì các hạt cao su tồn tại ở dạng nhủ tương và keo.
Trong nước thải còn chứa lượng lớn protein hòa tan, acid foocmic (dùng trong đánh đông) và N-NH3 (dùng trong kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải có thể lên đến 15.000 mg/l. (Nguyễn Văn Phước, 2010).
Các chất hữu cơ trong nước thải dễ phân hủy sinh học. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn các hạt cao su chưa kịp đông tụ trong quá trình đánh đông và nó sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải cao su và gây cản trở quá trình xử lý.
Thành phần hóa học của nước thải cao su sẽ khác nhau giữa các chủng loại sản phẩm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng thành phần hóa học của nước thải chế biến cao su:
Chỉ tiêu | Chủng loại sản phẩm (ĐVT: mg/l) | |||
Khối từ mủ tươi | Khối từ mủ đông | Cao su tờ | Mủ ly tâm | |
N hữu cơ | 20.2 | 8.1 | 40.4 | 139 |
NH3 – N | 75.5 | 40.6 | 110 | 426 |
PO4 – P | 26.6 | 12.3 | 38 | 48 |
SO42- | 22.1 | 10.3 | 21.2 | 35 |
Ca | 2.7 | 4.1 | 4.7 | 7.1 |
Cu | Vết | Vết | Vết | 3.2 |
Fe | 2.3 | 2.3 | 2.6 | 3.6 |
K | 42.5 | 48 | 45 | 61 |
Mg | 11.7 | 8.8 | 15.1 | 25.9 |
(Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2012)
Xem THÔNG TƯ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên (Số:11/2015/TT-BTNMT)Tại Đây: Link tài liệu
Tin tức ngành: Tại đây