Một số giải pháp xử lý, tái chế chất thải chăn nuôi
Theo yêu cầu đặt ra nêu trên, chúng tôi đề xuất xây dựng cho các trại chăn nuôi tập trung 1 hệ thống quản lý phân tươi lỏng và chất thải rắn dựa trên các công nghệ thu hồi dinh dưỡng và năng lượng cho phép giải quyết được 5 thách thức phải đối mặt và khai thác 3 cơ hội để vượt qua thách thức, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư.
Sau khi tách lọc, phần chất thải rắn trong chăn nuôi được chở về khu xử lý tập trung; tại đây cùng với các nguồn nguyên liệu hữu cơ được phát thải khác sẽ được xử lý để sản xuất phân hữu cơ compost chất lượng cao hay nguyên liệu hữu cơ cao cấp hơn. Riêng phần lỏng của phân tươi sẽ được xử lý tại chỗ thành phân bón lỏng hoặc xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Đối với chất thải chăn nuôi nhỏ lẻ tại ở các điểm dân cư nông thôn không tập trung, chúng ta có thể thực hiện dịch vụ thu hồi dinh dưỡng bằng cách tách pha tại chỗ rồi chở phần chất rắn về khu xử lý tập trung; phần phân lỏng cho xử lý tại chỗ.
Rác sinh hoạt: Một nguồn nguyên liệu khác có thể sử dụng làm phân bón là rác thải sinh hoạt. Với lượng rác khổng lồ thải ra hàng ngày, nhu cầu xử lý loại chất thải này là rất cấp bách. Do đó đã có nhiều nhà máy xử lý rác được thành lập trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có vài công trình do các nhà tư bản nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù rác thải ở Việt Nam không được phân loại từ đầu nguồn, cộng thêm với các trang thiết bị và quy trình xử lý chưa cập nhật nên nguồn chất thải này chưa được xử lý thích đáng.
Vào những năm đầu khi áp dụng công nghệ xử lý rác thải, mùn sản xuất từ các nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng hữu cơ trung bình từ 13-15%, (Xem đính kèm trong phụ lục) nhưng đến những năm gần đây nhiều nhà máy đã có sự tiến bộ rõ rệt khi phân loại đầu vào kỹ hơn thì hàm lượng hữu cơ trong mùn ủ thường lớn hơn 20%, đăc biêt nhà máy xử lý rác Bình Dương có độ mùn trung bình lên tới trên 40%, nhà máy xử lý rác thải Lào Cai đã sản xuất mùn ủ từ rác có chất lượng cao, Hàm lượng dinh dưỡng N% = 2,03%, P2O5% = 1,48%; K2O% = 1,25%.; chất hữu cơ 50,62 phù hợp để làm phân hữu cơ.