Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường- Quyết định số 1618/QĐ-TTg

Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1618/QĐTTg về phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.

Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường - Ảnh 1

Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Đề án nhằm thiết lập hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường, một thành phần trong Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhận, quản lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ kịp thời thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu hoạch định chính sách, phát triển kinh tế – xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh – quốc phòng.

Theo đó, Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường, bao gồm: số liệu từ các trạm quan trắc cố định; số liệu từ các hoạt động quan trắc định kỳ; các số liệu quan trắc ngoài lãnh thổ Việt Nam phù hợp với các thỏa thuận, điều ước quốc tế; số liệu quan trắc từ các hoạt động không thường xuyên sẽ được chọn lọc, tích hợp các kết quả quan trắc phù hợp. Đề án được thực hiện trong 06 năm từ 2017 – 2022.

Quyết định nêu rõ, nhiệm vụ chính của Đề án là hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu thập, tích hợp, xây dựng, quản lý và vận hành, khai thác, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên môi trường; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghiệp thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu; đào tạo tăng cường năng lực; tăng cường công tác tuyên truyền.

Đồng thời, phải có những giải pháp về mặt cơ chế, chính sách giao cho Bộ TN&MT chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, quy định kỹ thuật về thu thập, công bố, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Ưu tiên các chính sách về ưu đãi, hộ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường. Ngoài ra, kết hợp những giải pháp về nguồn lực; giải pháp về khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

Về mặt tổ chức thực hiện Bộ TN&MT chịu trách nhiệm:

Một là, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức triển khai, thực hiện Đề án.

Hai là, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án của các bộ, ngành, các địa phương; đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết.

Ba là, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy định kinh tế – kỹ thuật thuộc phạm vi thực hiện của Đề án; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường tham gia đóng góp và khai thác thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.

Bốn là, cụ thể hóa các nội dung của Đề án trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và trung hạn của bộ.

nguồn: baomoi.com

Nội dung quyết định số 1618/QĐ-TTg: Xem tại đây

Leave a Reply

02873000375