QUAN TRẮC BỤI PM10
Ngày 25 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) 05:2013/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh”, Quy chuẩn này thay thế QCVN 05:2009/BTNMT.
Nội dung mới của QCVN 05:2013/BTNMT so với QCVN 05:2009/BTNMT là bổ sung qui định giá trị giới hạn cho thông số bụi PM10 và bụi PM2,5. Trong đó:
– Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm.
– Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.
QCVN 05:2013/BTNMT đồng thời qui định về phương pháp quan trắc bụi PM10 và bụi PM2,5 theo Australia/Newzelan Standard (AS/ZNS), cụ thể như sau:
– AS/NZS 3580.9.6:2003 (Methods for sampling and analysis of ambient air – Determination of suspended particulate matter – PM10 high volume sampler with size-selective inlet -Gravimetric method) – Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh – Xác định bụi PM10;
– AS/NZS 3580.9.7:2009 (Methods for sampling and analysis of ambient air – Determination of suspended particulate matter – Dichotomous sampler (PM10, coarse PM and PM2,5) -Gravimetric method) – Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh – Xác định bụi – Phương pháp trọng lượng lấy mẫu chia đôi (PM10, bụi thô và PM2,5).
Do đó, nhằm chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn hướng dẫn quan trắc mẫu bụi PM-10 tới các đơn vị trong toàn mạng lưới. Trung tâm Quan trắc môi trường-Tổng cục Môi trường đã cập nhật tiêu chuẩn trên. Nội dung chính về phương pháp quan trắc bụi PM10 như sau:
1. Thiết bị lấy mẫu bụi (hình 1)
Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn
Hình 1: Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn
Đầu vào chọn lọc kích cỡ hạt PM10: Bao gồm các hạt có đường kính khí động học (EAD) ≤ 10 µm ± 0,5 µm.(hình 2)
2. Yêu cầu chung
2.1 Giấy lọc bụi:
Kích thước: 200 mm x 250 mm
Chủng loại giấy: Giấy lọc bụi Thạch anh, thủy tinh hoặc PTFE tráng thủy tinh
Chuẩn bị giấy lọc: Giấy lọc được sấy tại nhiệt độ 60oC trong thời gian 4h, để ổn định trong 24 h trong bình hút ẩm và được cân trong môi trường nhiệt độ 15-30oC ± 3oC và độ ẩm 20 -50% ± 5%.
2.2 Cân phân tích: với độ chính xác±0,1 mg
2.3 Tốc độ hút mẫu: Vận tốc hút lý tưởng bằng 1,13 m3/p ± 10%
2.4 Thời gian lấy mẫu: 24h
3. Lấy mẫu
Yêu cầu chung
Mẫu không khí được lấy ở độ cao 1,5 – 3 m cách mặt đất
Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số lượng điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể;
4. Tính kết quả
Xác định thể tích không khí đi qua cái lọc
Thể tích không khí đi qua cái lọc, lít, được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
t – thời gian lấy mẫu, phút;
N – số lần đọc giá trị lưu lượng L;
Li – giá trị lưu lượng ở thời điểm i, lít/ phút.
Thể tích không khí (VO), lít, qua cái lọc được quy về điều kiện tiêu chuẩn (P = 102 kPa, T = 298K) được tính theo công thức sau:
V – thể tích không khí đi qua cái lọc;
P – áp suất trung bình của không khí tại nơi lấy mẫu, kPa; T – nhiệt độ trung bình của không khí trong thời gian lấy mẫu, OC. |
Xác định hàm lượng bụi PM10 trong không khí
Hàm lượng bụi trung bình một ngày đêm (C24h), mg/m3 của không khí được tính bằng công thức sau:
m1 – khối lượng ban đầu của cái lọc;
m2 – khối lượng của cái lọc sau khi lọc mẫu; b – giá trị trung bình cộng của hiệu khối lượng của những cái lọc đối chứng được cân cùng thời điểm với cái lọc lấy mẫu, mg; |
||||
Tài liệu đính kèm: xem tại đây
Nguồn: http://cem.gov.vn