Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT – Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng phân tích trong phòng thí nghiệm

Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng phân tích trong phòng thí nghiệm  

 Thực hiện quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Phòng Thí nghiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Thông tư, cụ thể như sau:
– Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động, bảo đảm tính khách quan và chính xác của các kết quả thử nghiệm;
– Kiểm soát, thống kê, lưu trữ tài liệu, hồ sơ phòng thí nghiệm thuộc hệ thống quản lý chất lượng của Phòng;
– Hàng năm, Phòng thí nghiệm lập kế hoạch và tự đánh giá hoạt động nội bộ của Phòng nhằm kiểm tra và xác nhận mức độ tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt động của phòng thí nghiệm nhằm có các biện pháp khắc phục, cải tiến kịp thời đối với các lỗi không phù hợp;
– Thực hiện việc hiệu chuẩn bảo trì và kiểm soát các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm theo định kỳ: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử NovAA 400P (Đức); Máy quang phổ UV-VIS (Mỹ); Máy quang phổ tử ngoại UV – VIS – U2900 (Nhật); Bộ phá mẫu COD – DRB 200 (Mỹ); Bộ thiết bị phân tích BOD5 – Velp (Ý); Máy cất nước 2 lần – WSC/40 (Anh); Máy phân tích dầu trong nước – OCMA-350 (Nhật); Cân phân tích điện tử – XT 220A (Thụy Sỹ), Tủ sấy – BC 120 (Pháp); Tủ lạnh bảo quản mẫu – Superpolo 220 (Ý),…
– Điều kiện và môi trường phòng thí nghiệm luôn được kiểm soát, bảo đảm không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm hoặc không ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng của các phép thử nghiệm;
– Xây dựng đầy đủ các phương pháp thử nghiệm cho từng thông số cần phân tích (SOP, giá trị sử dụng của phương pháp, giới hạn phát hiện trên, dưới của phương pháp). Các phương pháp thử nghiệm được sử dụng là các phương pháp thử nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (EPA);
– Số liệu trong hoạt động phân tích trong phòng thí nghiệm luôn bảo đảm đầy đủ, thống nhất với hồ sơ phân tích trong phòng thí nghiệm, phù hợp thống nhất với thời gian, thông số phân tích, các loại mẫu, các phương pháp và thiết bị phân tích, phù hợp với tiêu chí chấp nhận kết quả phép đo;
Hiện nay, để kiểm soát chất lượng hàng ngày Phòng Thí nghiệm đã sử dụng các loại mẫu kiểm soát (QC) như: mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu chuẩn, mẫu thêm chuẩn. Các mẫu kiểm soát được sử dụng phù hợp với từng thông số phân tích. 
– Mẫu trắng phương pháp: được thực hiện đầu tiên trong mỗi mẻ mẫu. Khoảng giá trị của mẫu trắng phương pháp đo được nằm trong khoảng 0±MDL (giới hạn phát hiện của phương pháp);
– Mẫu lặp là mẫu được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích. Độ chụm được đánh giá dựa trên việc đánh giá RPD, được tính toán như sau:

Giới hạn RPD được thiết lập dựa trên kết quả phê duyệt phương pháp phân tích nhưng không vượt quá 30% (RPD≤30% kết quả thỏa đáng; RPD>30 % kết quả không thỏa đáng).
Theo kết quả tính toán RPD của các thông số tại các mẫu lặp đối chiếu với quy định về giới hạn RPD cho thấy các mẫu lặp đều nằm trong giới hạn (RPD ≤ 30%). Như vậy, các phép phân tích có độ chụm đạt yêu cầu, kết quả phân tích các mẻ mẫu đáng tin cậy.
– Mẫu thêm chuẩn: để kiểm tra sự ảnh hưởng của nền mẫu tới kết quả phân tích thông qua việc đánh giá phần trăm độ thu hồi (%R) của mẫu thêm chuẩn.

Trong đó:
R: % độ thu hồi;
Cs: Nồng độ mẫu thêm chuẩn;
C: Nồng độ của mẫu nền;
S: Nồng độ đương lượng của chất phân tích thêm vào mẫu.
Thông qua kết quả phê duyệt các phương pháp thử nghiệm Phòng thí nghiệm đã thiết lập được khoảng giới hạn kiểm soát phần trăm độ thu hồi (%R) dao động trong khoảng từ 80% – 120%. Kết quả tính toán phần trăm độ thu hồi (%R) mẫu thêm chuẩn của các thông số cho thấy, giá trị %R của mẫu thêm chuẩn nằm trong khoảng kiểm soát.
– Ngoài việc đánh giá kết quả phân tích của các mẫu kiểm soát theo các tiêu chí nêu trên, Phòng Thí nghiệm đã tiến hành kiểm soát xu hướng, diễn biến của kết quả phân tích dựa trên phương pháp thống kê theo biểu đồ kiểm soát chất lượng theo mẫu QC, đưa ra được các giới hạn để so sánh đối chiếu kết quả. Ví dụ Biểu đồ kiểm soát chất lượng chỉ tiêu Sắt
Loại mẫu QC: Mẫu chuẩn kiểm soát
Dạng biểu đồ: X-Chart
Phương pháp thử nghiệm: TCVN 6193:1996

Trong đó: 
CL: là đường trung tâm của biểu đồ kiểm soát, là giá trị trung bình của các giá trị kiểm soát hoặc giá trị được chứng nhận;
CL ± 2S: là giới hạn cảnh báo (nghĩa là 95% kết quả được phân bố trong khoảng giới hạn này);
CL ± 3S: là giới hạn kiểm soát (nghĩa là 99,7% kết quả được phân bố trong khoảng giới hạn này);
S: Độ lệch chuẩn, được tính toán dựa trên bộ số liệu xác định giá trị đường trung tâm.
Ví dụ về biểu đồ kiểm soát chất lượng mục tiêu chỉ tiêu chất rắn lơ lửng
Loại mẫu QC: Mẫu lặp
Dạng biểu đồ: R-chart
Phương pháp thử nghiệm: TCVN 6625:2000

Qua biểu đồ kiểm soát chất lượng các thông số, kết quả phân tích của các mẫu kiểm soát chất lượng theo mẫu QC cho thấy phạm vi của phép phân tích không bị thay đổi (giá trị kiểm soát nằm trong giới hạn cảnh báo hoặc giá trị kiểm soát nằm trong khoảng giữa giới hạn cảnh báo và giới hạn kiểm soát và hai giá trị kiểm soát trước đó đều nằm trong giới hạn cảnh báo).
Bên cạnh đó, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã duy trì và lựa chọn tham gia chương trình thử nghiệm liên phòng thí nghiệm định kỳ hàng năm do Trung tâm Quan trắc Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường tổ chức (CEM) nhằm đánh giá năng lực thực hiện thử nghiệm của Phòng thí nghiệm, qua đó có biện pháp khắc phục, cải tiến kịp thời đối với các lỗi không phù hợp. Qua các đợt tham gia, kết quả phân tích các chỉ tiêu tham gia của Phòng thí nghiệm có kết quả.

Nguồn: stnmt.quangbinh.gov.vn

Nội dung thông tư số 10/2007/TT-BTNMT: Xem tại đây

Leave a Reply

02873000375